Dặn dò của giáo viên đối với phụ huynh để hướng dẫn học sinh lớp 1 học ở nhà |
Họ “ân hận” vì đã... thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và khuyến cáo của các chuyên gia tâm lý, giáo dục học, trong khi phần đông phụ huynh làm ngược lại.
Cần làm gì để chấm dứt “nỗi buồn lớp 1” mà cứ mỗi đầu năm học lại xuất hiện? Tuổi Trẻ mong nhận được phản hồi, ý kiến của bạn đọc.
Còn gì khổ hơn học sinh lớp 1?
Ông NGUYỄN QUANG VINH (trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM):
Thực tế trái với quy định
Bộ GD-ĐT đã có văn bản quy định không được dạy trước chương trình,
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng có những chỉ đạo thường xuyên về việc giáo viên
phải dạy theo đúng kế hoạch dạy học, quan tâm đến từng học sinh.Tuy nhiên thực tế nhiều phụ huynh vẫn cho con học trước. Với thực tế này, giáo viên phải tính toán linh hoạt để hướng dẫn cho học sinh, nhất là những em không học trước chương trình, dạy theo đúng tiến độ chương trình quy định. Hiện nay việc đánh giá học sinh tiểu học không còn qua điểm số mà bằng nhận xét nhằm động viên, khích lệ các em. Có trường hợp phụ huynh chưa nắm được hết cách dạy của cô ở lớp mà chỉ nghe con nói lại. Nếu có những băn khoăn trong việc dạy con học, chúng tôi khuyến khích phụ huynh trao đổi trực tiếp với giáo viên qua những gặp gỡ hằng ngày hoặc thông qua sổ liên lạc. Bao giờ cũng vậy, việc dạy một đứa trẻ cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Nếu giáo viên giải quyết không ổn, phụ huynh có thể gặp hiệu trưởng để trao đổi. |
Ngay từ những hôm đầu tiên chập chững đến lớp, so với bạn bè, con tôi cứ như con vịt lạc đàn. Trong khi chúng bạn thuần thục viết chữ, đếm số thì con tôi cứ vụng về, ngơ ngác và chậm chạp.
Ngay từ đầu năm học con đã bị cô giáo phê bình vì không biết viết, không biết đọc. Cô giáo nói rằng con không đuổi kịp các bạn, từ nhận mặt chữ đến đếm số. Rồi cô phê bình cả phụ huynh không cho con đi học trước để rồi bây giờ cô rất vất vả với con tôi.
Con tôi vì thế bị cô giáo tách ra, cho vào nhóm chậm chạp (nhóm có chừng ba cháu). Theo yêu cầu của cô giáo, con tôi phải được bố mẹ ở nhà phụ đạo thêm. Thế là hết học trên lớp, về nhà con lại đối mặt với lượng kiến thức quá tải với đứa trẻ 6 tuổi.
Nhìn con cặm cụi với sách vở đến tận 23g, thứ bảy, chủ nhật không được chơi, không được rời cuốn sách mà tôi rớt nước mắt.
Thương con đấy mà chẳng thể làm khác, bởi tôi thấy áp lực rất lớn từ lời của cô giáo: “Anh chị nên quan tâm đến cháu nhiều hơn chứ so với các cháu khác, cháu nhà anh chị kém hơn hẳn”.
Thành ra cả nhà cứ quay như chong chóng, như cỗ máy hoạt động hết công suất với chương trình học của con.
Đã vậy, trên lớp cô giáo thường xuyên nhắc nhở những em viết chữ xấu và con tôi thuộc danh sách này nên cháu tỏ ra rất mặc cảm, xấu hổ.
Tôi nghe cô phản ảnh thì rất sốt ruột và không muốn con cứ thua xa bạn bè nên càng thúc con học nhiều hơn, cứ thế nhồi nhét dù con muốn hay không.
Thế là con vừa phải đánh vật với chương trình ở lớp, đối mặt với những lời chê của cô giáo, vừa phải hoàn thành bài vở mẹ giao cho.
Nhất là khi con còn chưa nhận hết được mặt chữ đã phải tính toán nên rất vất vả. Mà thực tế, đến yêu cầu của đề bài toán con còn chưa hiểu thì sao mà giải được.
Khi tôi xin cho con được ở lại lớp thì cô giáo giãy nảy lên không đồng ý vì lớp cô dạy xưa nay chưa bao giờ có trường hợp bị lưu ban.
Thú thực con bước vào lớp 1 với nỗi buồn, nỗi mặc cảm thua kém bạn bè, chậm chạp trong mắt cô giáo chứ không hào hứng, vui vẻ như tôi từng nghĩ. Có phải do chúng tôi không cho con đi học trước lớp 1 nên con mới như vậy?
Lớp 1 phải đọc trơn viết thạo
Trước khi con vào lớp 1, nghe chị bạn nói: “Em phải dạy cho con biết
đọc trơn viết thạo đi, chứ nay lớp 1 không đánh vần như trước nữa đâu”.
Tôi không tin, nhưng ai ngờ lại trở thành sự thật với con gái tôi, năm
nay vào lớp 1.Thú thật, dạo này hai mẹ con cứ “đánh vật” với bài tập cô giao mãi đến khuya mà có buổi vẫn còn dang dở. Nhiều lúc thấy gần 22g con bé cứ díp cả hai mắt, tôi lại tìm mọi cách cố dỗ dành động viên con ráng thêm chút nữa để hoàn thành bài.
Tôi và nhiều phụ huynh khác chưa rõ Bộ GD-ĐT quy định mới vào lớp 1 thì cần học những kỹ năng gì. Nhưng rõ ràng nhìn vào phần việc cô giao thì chúng ta nhận thấy rõ “sự phi lý” đối với một cháu bé mới chập chững vào lớp 1.
Bác Hồ đã căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.
Rõ ràng hai câu thơ thấm đẫm tinh thần nhân văn của Bác vẫn nhắc nhở chúng ta: với trẻ em, cần được chú ý về sức khỏe, cần tạo điều kiện để các bé được nghỉ ngơi vui chơi là trên hết, còn chữ “học” vẫn để sau cùng.
Thế nhưng cuộc sống càng hiện đại thì người lớn lại càng tìm cách trói buộc trẻ con vào một chữ “học”. Thật đáng buồn!
Chỉ mong sao Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở, phòng có những đợt thanh tra kiểm tra đột xuất để phát hiện những việc làm sai trái trong quy định dạy các cháu lớp 1.
Đồng thời rất mong các trường tiểu học phải có hướng dẫn thống nhất cho bố mẹ cách kèm cặp các cháu học ở nhà như thế nào là đúng (không để mỗi giáo viên làm một kiểu).
Những nội dung đó cần phải được ban giám hiệu nhà trường ký duyệt và chịu trách nhiệm, khi một giáo viên nào đó thực hiện không đúng thì phụ huynh cũng biết đường mà thắc mắc, phản hồi.
Hãy để các cháu lớp 1 được trọn niềm vui những ngày đầu đi học.
Không có nhận xét nào: