Cô Nguyễn Thị Nhiếp Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú - Hà Nội |
-
Thảo luận hai phương án biên soạn sách giáo khoa mới, các hiệu trưởng, giáo
viên chủ yếu chọn phương án 2.
Tất cả đều cho rằng đổi mới
cần đồng bộ từ tư duy, mục tiêu đến cách kiểm tra, giám sát...
* Cô Nguyễn Thị Nhiếp (hiệu
trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội):
Trao quyền tự chủ cho nhà trường nhiều
hơn
Nếu
đã cho phép có nhiều bộ SGK thì nên tạo ra môi trường “cạnh tranh” công bằng,
lành mạnh để các tổ chức, cá nhân có thể tin tưởng tham gia. Việc Bộ GD-ĐT vẫn
biên soạn một bộ SGK mẫu, đó là một giải pháp an toàn. Sự lựa chọn an toàn của
bộ sẽ khiến địa phương, nhà trường, phụ huynh, học sinh cũng thấy cần phải lựa
chọn theo sự “an toàn” đó.
Và
cuối cùng thì vẫn là “một chương trình - một bộ SGK” như trước. Tâm lý chọn lấy
sự an toàn sẽ khiến các nhà trường khó đổi mới, không chủ động trong việc thiết
kế chương trình, tài liệu dạy học.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng - chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi
mới giáo dục - về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông thì SGK mới
thực hiện theo hai phương án. Một là Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn một
bộ SGK, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK. Hai là các
tổ chức, cá nhân biên soạn SGK, Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định, cho phép sử dụng.
|
*
Nếu trong bối cảnh có nhiều bộ SGK và hiệu trưởng được quyền lựa chọn, bà sẽ
làm thế nào?
-
Tôi sẽ không chọn mua toàn bộ SGK các môn học của một tổ chức, cá nhân nào mà
có thể tùy vào chất lượng thực tế, cách tiếp cận của bộ SGK nào phù hợp với
hướng tổ chức dạy học của chúng tôi để chọn.
Có
thể tôi chọn sách vật lý của đơn vị này, nhưng lại chọn sách hóa học của đơn vị
kia. Đối với các địa phương khó khăn, giá SGK cũng là vấn đề cần cân nhắc,
nhưng ở thành phố trong điều kiện kinh tế thuận lợi hơn thì lại cần chú ý đến
chất lượng SGK.
Trường
tôi đã và đang thí điểm thực hiện việc tự chủ chương trình (cách gọi khác là
chương trình nhà trường) nên từ lâu tôi đã trao đổi kỹ với giáo viên về việc
thay đổi quan niệm “SGK là pháp lệnh”. Ở trường tôi SGK chỉ là một tài liệu
chính. Chương trình - SGK hiện hành là căn cứ để chúng tôi thiết kế lại chương
trình giáo dục của các môn học, để giáo viên thiết kế tài liệu dạy học.
Trong
bối cảnh có nhiều bộ SGK, chúng tôi cũng sẽ chỉ xem SGK là một trong những tài
liệu dạy học. Hiện tại với cách tổ chức của trường tôi, tài liệu dạy và học của
thầy trò còn sinh động, cập nhật thực tế hơn SGK nhiều. Trong đó có nhiều thông
tin, tài liệu do học sinh tự tìm kiếm.
*
Nếu hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học trong bối cảnh
được chọn SGK thì có những áp lực nào? Đã có nhiều hiệu trưởng không muốn đổi
mới quá nhiều vì sợ chất lượng giáo dục sụt giảm, lo đi chệch quy định của
ngành, lo phụ huynh phản đối, lo học sinh không đỗ đạt cao, bà có suy nghĩ
gì?
-
Nỗi sợ ai cũng có. Nhưng trong nhà trường, hiệu trưởng cần phải đứng ra chịu
trách nhiệm để giáo viên yên tâm đi theo hướng đổi mới. Hiệu trưởng là người
thừa nhận, khuyến khích sự sáng tạo và là người “gác cổng” để sự sáng tạo của
thầy, trò không vượt quá xa yêu cầu tối thiểu của chương trình, của chuẩn kiến
thức, kỹ năng.
Ở
trường tôi, tôi phải làm công việc đó. Nhưng việc lựa chọn tài liệu, cách tổ
chức dạy học thế nào, tôi phải trông đợi vào nỗ lực, nhiệt huyết của giáo viên,
của các tổ trưởng bộ môn. Chúng tôi đã có thực tế triển khai đổi mới cách tổ
chức dạy học và tự chủ chương trình. Chúng tôi đưa vào nhiều tiết học thực
hành, hoạt động tập thể, trao đổi, thảo luận. Giáo viên thiết kế bài giảng trên
tinh thần sáng tạo, “mở”.
Tôi
thấy hiệu quả đem lại rất tốt. Việc các nhà quản lý, giáo viên hoang mang cũng
có cơ sở, vì lâu nay nhiều người phải đi theo một lối mòn. Cách kiểm tra, đánh
giá, cách ghi nhận công sức, sự sáng tạo trong ngành GD-ĐT còn có phần cứng
nhắc, một số quy định không hợp lý.
Điều
đó khiến giáo viên lo sợ, hoang mang, các nhà quản lý không dại gì đổi mới. Vì
thế nếu tạo được cơ chế để các nhà quản lý và giáo viên yên tâm, họ sẽ mạnh dạn
làm.
*
Cô Phạm Thị Tú Anh (nguyên tổ trưởng tổ xã hội Trường THCS Đống Đa,
Hà Nội):
Không
đổi mới đồng bộ, khó thực hiện
Giáo
viên cũng như tổ trưởng bộ môn có những cái khó mà nếu không giúp họ tháo gỡ
thì quan điểm đổi mới của Bộ GD-ĐT hiện nay sẽ khó thực hiện.
Tôi
hình dung nếu áp dụng thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK nhưng việc kiểm
tra đánh giá trong quá trình không được thay đổi, bắt đầu từ quan điểm người
quản lý các cấp, rồi việc đánh giá “đầu ra” cũng không thay đổi thì giáo viên
sẽ không dám từ bỏ “lối mòn”, vì như vậy không chỉ giáo viên bị rắc rối bởi các
quy định thanh tra, kiểm tra mà học sinh có thể bị thiệt thòi.
Ví
dụ nếu trường này học sách A, trường kia học sách B, nhưng đề thi do quận ra
lại chỉ căn cứ vào sách A thì học sinh học sách B sẽ không làm được.
Bộ
GD-ĐT vẫn nói về việc thay đổi cách dạy học, mục tiêu giáo dục nhằm vào phát
triển năng lực. Nhưng liệu việc kiểm tra, đánh giá của các cấp trong suốt quá
trình có tuân thủ điều này không?
Nếu
việc này không được giải quyết thì khi có nhiều bộ SGK, chắc chắn trường, phụ
huynh, học sinh và giáo viên sẽ phải chạy theo bộ sách nào có độ an toàn cao
nhất, nhằm thi đạt điểm cao chứ không phải nhằm dạy học tốt. Trường hợp này,
giải pháp an toàn là chọn SGK của bộ.
Hơn
nữa, nhìn vào thực tế dạy học ở bậc THCS hiện nay có quá nhiều bất cập, những
quy định lạc hậu trói buộc giáo viên, khiến nhiều giáo viên chán nản, trì trệ
hoặc chỉ lựa chọn giải pháp an toàn cho yên ổn. Ở môn văn của tôi, nhiều giáo
viên đang phải dạy 19 tiết/tuần, chưa kể công tác chủ nhiệm, hoạt động nghiệp
vụ, sinh hoạt tổ chuyên môn, họp hội đồng nhà trường...
Một
học kỳ, giáo viên văn phải chấm sáu bài kiểm tra một tiết. Một giáo viên dạy
hai lớp phải chấm 12 bài/học kỳ, chưa kể kiểm tra 15 phút. Lớp học trung bình
50-60 học sinh, số lượng bài giáo viên phải chấm 600 - trên 700 bài/học kỳ.
Trong
khi lương giáo viên thấp, nhiều người phải làm thêm mới đủ sống. Trong hoạt
động chuyên môn, có hàng chục quy định về sổ sách buộc giáo viên phải làm. Ví
như mỗi một loại sổ sách, sổ điểm, giáo viên phải tự tay chép danh sách của tất
cả học sinh/lớp, trong khi công nghệ thông tin có thể giải phóng công việc mất
thời gian và không cần thiết này...
Rồi
việc dạy học, vì là môn xã hội nên một buổi dự giờ có năm cô thì có thể có đến
năm ý kiến trái ngược, mâu thuẫn nhau. Nếu sau này việc giao chủ động cho giáo
viên thiết kế tài liệu dạy học thì không hiểu việc đánh giá còn đa dạng như thế
nào.
Tôi
nghĩ nếu những bất cập trong thực tiễn dạy học ở trên không được giải quyết thì
giáo viên không muốn đổi mới và sẽ rất hoang mang với những vấn đề mà ngành
GD-ĐT đang đặt ra.
Ông Đồng Văn Ninh (tổ trưởng tổ vật lý, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM) |
Hội đồng thẩm định cần mời nhiều giáo viên
Cá
nhân tôi tán thành phương án Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK, đồng thời các tổ
chức khác sẽ biên soạn nhiều bộ sách khác.
Điều
quan trọng là hội đồng thẩm định SGK trong lần đổi mới này không bị phụ thuộc
vào Bộ GD-ĐT: ngoài những thành viên là cán bộ, giáo viên của ĐH Sư phạm, Viện
Khoa học giáo dục, Viện Nghiên cứu giáo dục, Bộ GD-ĐT cần mời nhiều giáo viên
phổ thông giỏi chuyên môn.
Số
người đang trực tiếp giảng dạy phải tương đương hoặc nhiều hơn số người là cán
bộ các vụ, viện để họ có quyền quyết định trong việc thẩm định. Bởi hơn ai hết,
giáo viên biết học sinh của mình cần gì, hiện đang thiếu cái gì và thừa cái gì.
Cái
chính của việc đổi mới lần này là làm cho việc thi cử nhẹ nhàng, từ đó SGK cũng
giảm tải, tăng cường kiến thức thực tiễn.
Cô Nguyễn Thị Thu Cúc (hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, TP.HCM) |
Bộ
phải xác định mục tiêu trước
Với cơ chế thực
hiện một kỳ thi quốc gia như hiện nay, Bộ GD-ĐT cần xác định trước: chương
trình nhằm giáo dục học sinh thành người như thế nào, cung cấp những kiến thức
gì; cách kiểm tra, đánh giá ra sao, tỉ lệ giữa kiến thức lý thuyết và thực hành
là bao nhiêu...
Dựa vào đó, các
đơn vị sẽ viết SGK. Thế nhưng, nếu Bộ GD-ĐT tự biên soạn một bộ SGK của mình
thì vô tình sẽ đi vào “lối mòn”, lặp lại cách làm cũ, e rằng sẽ không tránh
khỏi những bất cập mà bộ SGK hiện hành đang mắc phải.
Vì vậy, phương án
2: các đơn vị viết SGK, Bộ GD-ĐT thực hiện việc thẩm định, cấp phép là hay hơn
cả. Những đơn vị viết sách sẽ phải cạnh tranh với nhau, phải nỗ lực làm cho
thật tốt, cho ra đời những bộ sách hay, chất lượng để được giáo viên, học sinh
đón nhận.
SGK lần này cần
khắc phục nhược điểm: không chỉ viết ra chỉ nhằm mục đích thi cử mà phải có mục
tiêu chuẩn bị cho học sinh học tập ở bậc cao hơn. Hội đồng thẩm định SGK cần
làm việc với tư tưởng vì học sinh và vì tương lai của thế hệ trẻ.
* Cô Cao Thị Thu
Hồng (nguyên tổ trưởng tổ địa lý, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong,
TP.HCM):
Hội
đồng thẩm định nên độc lập với bộ
Thực tế sách hay
hoặc dở cũng phải mất một thời gian người đứng lớp mới nhận ra hết những ưu,
khuyết điểm của nó. Điều quan trọng là ngay từ khâu thẩm định, Bộ GD-ĐT cần làm
một cách khoa học và chặt chẽ; tránh cơ chế xin - cho, tránh việc các cơ quan,
đơn vị phải “đi cửa sau” với các thành viên trong hội đồng thẩm định...
Những lần cải cách
giáo dục trước đây, tôi đã nghe một số giáo viên được mời vào hội đồng thẩm
định SGK kể rằng: họ có ý kiến nhưng chủ tịch hội đồng hầu như giữ nguyên ý
kiến của mình, không sửa những gì họ đề xuất.
Do đó, đợt cải
tiến lần này, hội đồng thẩm định SGK cần mời những giáo viên có uy tín, giỏi
chuyên môn, có kiến thức thực tiễn và đặc biệt là phải có tâm, có bản lĩnh để
tranh luận, phản biện. Hội đồng thẩm định nên là một bộ phận độc lập với Bộ
GD-ĐT, không bị chi phối bởi lãnh đạo Bộ GD-ĐT mà họ làm việc công tâm, khách
quan theo đúng đường lối, chủ trương của công cuộc đổi mới.
Và một điều quan
trọng nữa là lần đổi mới này đơn vị đi tiên phong phải là các trường sư phạm.
Không thể cho “ra lò” những giáo viên được đào tạo theo phương pháp cũ để giảng
dạy theo phương pháp mới, chủ trương mới.
Không có nhận xét nào: